THUẬT NGŨ KẾ TOÁN VIỆT-ANH

(VIETNAMESE - ENGLISH GLOSSARY)

 

(Số trang tham chiếu sau mỗi thuật ngữ của tập 2 có thêm chữ /T2. Tập 1 chỉ ghi số trang)

 

Ảnh hưởng đáng kể (Significant influence) là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó (tr.189/T2).

Áp dụng hồi tố (Retrospective application) là việc áp dụng một chính sách kế toán mới đối với các giao dịch, sự kiện phát sinh trước ngày phải thực hiện các chính sách kế toán đó (tr.4/ T2).

Áp dụng phi hồi tố (Prospective application) đối với thay đổi trong chính sách kế toán và ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi các ước tính kế toán là: (a) Áp dụng chính sách kế toán mới đối với các giao dịch và sự kiện phát sinh kể từ ngày có sự thay đổi chính sách kế toán; (b) Ghi nhận ảnh hưởng của việc thay đổi ước tính kế toán trong kỳ hiện tại và tương lai do ảnh hưởng của sự thay đổi (tr.5/T2).

Ban kiểm soát (Auditors) là một hay nhiều ủy viên kiểm soát với nhiệm vụ kiểm soát sổ sách, nghiên cứu bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ, bản thuyết minh và lập một tờ trình cho đại hội cổ đông về tình hình hoạt động của công ty trong năm qua (tr.560).

Bản quyền (Copyrights) là quyền chính phủ cấp để độc quyền sản xuất, tái bản lại và bán các sách, băng nhạc, phim ảnh hay các công việc nghệ thuật khác trong một thời gian nhất định (tr.430).

Bán trả góp (Installment Sales) là việc bán hàng mà người mua không phải trả ngay lập tức toàn bộ số tiền hàng mà chỉ phải trả lần đầu một phần tiền nhất định để nhận hàng, số còn lại được trả dần trong một khoản thời gian nhất định (tr.126).

Bảng cân đối kế toán (Balance Sheet) liệt kê tất cả các tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vào một ngày cụ thể, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Bảng cân đối kế toán như một tấm ảnh của một thực thể. Vì lý do này nó còn được gọi là Báo cáo tình hình tài chính (Statement of financial position) (tr.16).

Bằng phát minh sáng chế (Patens) được chính phủ cấp cho người sở hữu bằng phát minh sáng chế, được độc quyền sản xuất và bán ra các sản phẩm có được từ bằng phát minh sáng chế trong một thời gian nhất định (tr.429).

Bản tính điện tử (Spread sheets) là các chương trình máy tính mà chúng kết nối các số liệu bằng các phương tiện là các công thức, các hàm số (tr.235).

Bảng tính giá thành công việc (Job-Cost Card/ Record/ Sheet) là một tài liệu trình bày tất cả các chi phí cho một sản phẩm, dịch vụ hay lô sản phẩm cụ thể (tr.397/T2).

Báo cáo cho các cổ đông (Stockholders’ report) là các báo cáo hàng năm mà các công ty đại chúng phải cung cấp cho các cổ đông, nó báo cáo tóm lược tình hình tài chính trong năm vừa qua của công ty (tr.284/T2).

Báo cáo kết quả kinh doanh hay Báo cáo lãi lỗ (Income Statement/ Profit & Loss account/ Statement of financial performance/ Statement of earnings) trình bày tóm lược các khoản doanh thu và chi phí cho một kỳ cụ thể như tháng, quý hay năm. Báo cáo kết quả kinh doanh còn được gọi là Báo cáo hoạt động (Statement of operations) (tr.16).

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay Báo cáo các dòng tiền (Statement of cash flows) là báo cáo các dòng tiền vào (thu) và ra (chi) trong một kỳ được chia thành ba loại hoạt động (1) Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, (2) Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư và (3) Dòng tiền từ các hoạt động tài chính (tr.17).

Báo cáo tài chính hợp nhất (Consolidated financial statements) là báo cáo tài chính của một tập đoàn được trình bày như báo cáo tài chính của một doanh nghiệp riêng biệt. Báo cáo này được lập trên cơ sở hợp nhất báo cáo của công ty mẹ và các công ty con theo quy định của chuẩn mực kế toán VAS 25 và/ hoặc IAS 27 (tr.108/T2).

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (Statement of changes in equity) trình bày tóm lược sự thay đổi trong vốn chủ sở hữu trong một kỳ nhất định như tháng, quý, năm (tr.17).

Bất động sản chủ sở hữu sử dụng (Owner-occupied property) là bất động sản do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý (tr.403).

Bất động sản đầu tư (Investment property) là bất động sản, gồm quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để (a) sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc (b) bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường (tr.403).

Bên góp vốn liên doanh (Venturer) là một bên tham gia vào liên doanh và có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó (tr.206/T2).

Biến phí (Variable costs) là các khoản chi phí thay đổi về tổng số, tỷ lệ với những biến đổi của mức độ hoạt động. Hoạt động như số lượng sản phẩm sản xuất hay bán ra, số giờ máy hoạt động, số km đi được (tr.346/T2).

Biến phí thực thụ (True variable costs) về tổng số là biến đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động nhưng không đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất ra hay doanh thu bán hàng (tr.346/T2).

Biến phí từng bậc (Step variable cost) là các khoản chi phí tăng hoặc giảm chỉ với những biến động nhiều, rõ ràng của mức độ hoạt động (tr.346/T2).

Bộ khung khái niệm (Conceptual framework) là một tuyên bố các nguyên tắc lý thuyết được thừa nhận chung mà chúng tạo ra bộ khung để tham chiếu cho việc lập các báo cáo tài chính (tr.25).

Bộ phận (cần) báo cáo (A reportable segment) là một bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hoặc một bộ phận theo khu vực địa lý (tr.19/T2).

Bộ phận của một thực thể (Component of an entity) các hoạt động và các dòng tiền mà chúng có thể phân biệt được rõ ràng từ phần còn lại của thực thể cho các hoạt động và cho mục đích báo cáo tài chính (tr.16/T2).

Bộ phận theo khu vực địa lý (Geographical segment) là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế khác (tr.19/T2).

Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh (Business segment) là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm hoặc các dịch vụ có liên quan mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh khác (tr.19/T2).

Bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu (Material/ Fundamental erors) việc bỏ sót hoặc sai sót được coi là trọng yếu nếu chúng có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Quy mô, tính chất của khoản mục là nhân tố quyết định đến tính trọng yếu (tr.4/T2).

Bù trừ (Offsetting) các tài sản và công nợ, doanh thu và chi phí không được bù trừ lẫn nhau trừ khi có quy định hoặc cho phép bởi VAS/ IFRS (tr.31).

Bút toán/ Định khoản (Accounting entry) là phân tích tính chất của một nghiệp vụ phát sinh và quy định ghi vào bên Nợ của một hay nhiều tài khoản này và bên Có của một hay nhiều tài khoản khác theo đúng tính chất liên quan hợp lý của các tài khoản (tr.56).

Các bên liên quan (Related parties): các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động (tr.116/T2).

Chênh lệch tạm thời (Temporary differences) là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này (tr.511).

Chênh lệch tạm thời chịu thuế (Taxable temporary differences) là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay thanh toán (tr.511).

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ (Deductible temporary differences) là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán (tr.512).

Chênh lệch tỷ giá hối đoái (Exchange differences) là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi của cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷ giá hối đoái khác nhau (tr.626).

Chênh lệch vĩnh viễn (Permanent differences) là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (tr.514).

Chi phí (Cost) là một thước đo bằng những khoản tiền của một số các nguồn lực được sử dụng cho một mục đích nhất định (tr.341/T2).

Chi phí (Expense) là các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu hao (giảm) các tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ phải trả dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho các chủ sở hữu (tr.190).

Chi phí bán (Cost to sell) số chi phí tăng thêm trực tiếp cho việc thanh lý một tài sản (hay một nhóm tài sản thanh lý), nó không bao gồm chi phí tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (tr.15/T2).

Chi phí ban đầu (Primary cost) gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp (tr.343/T2).

Chi phí bộ phận (Segment expenses) là chi phí phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của bộ phận được tính trực tiếp cho bộ phận đó và phần chi phí của doanh nghiệp được phân bổ cho bộ phận đó, bao gồm cả chi phí bán hàng ra bên ngoài và chi phí có liên quan đến những giao dịch với bộ phận khác của doanh nghiệp (tr.20/T2).

Chi phí chế biến (Conversion cost) là tổng của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để biến đổi nguyên liệu thành thành phẩm (tr.343/T2).

Chi phí chung (Joint costs) là các chi phí sản xuất các sản phẩm cùng nhau trước thời điểm chia tách (nó bao gồm cả chi phí nguyên liệu, nhân công và chi phí sản xuất chung) (tr.383/T2).

Chi phí có thể kiểm soát (Controllable costs) ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà cấp đó có thẩm quyền ra quyết định (tr.349/T2).

Chi phí có thể tách biệt (Separable costs) là tất cả các chi phí sau thời điểm chia tách (tr.383/T2).

Chi phí đi vay (Borrowing costs) là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp (tr.584).

Chi phí dịch vụ hiện hành (Current service cost) là khoản tăng trong giá trị hiện tại của nghĩa vụ tiền công đã xác định như là kết quả từ việc phục vụ của nhân viên trong kỳ hiện tại (tr.484).

Chi phí dịch vụ quá khứ (Past service cost) là khoản tăng trong giá trị hiện tại của nghĩa vụ tiền công đã xác định cho các dịch vụ của nhân viên trong các thời kỳ trước, kết quả trong kỳ hiện tại từ việc giới thiệu, sự thay đổi của các khoản tiền công thuê hoặc các khoản tiền công nhân viên dài hạn khác. Các chi phí dịch vụ quá khứ có thể dương (nơi và các lợi ích được giới thiệu hoặc hoàn thiện) hoặc âm (nơi tồn tại các khoản tiền công bị trừ đi) (tr.486).

Chi phí gián tiếp (Indirect cost) là các khoản chi phí mà chúng được tập hợp với nhau, hoặc được gây ra bởi hai hay nhiều đối tượng chi phí cùng nhau nhưng chúng không trực tiếp để lại những dấu vết cụ thể đối với mỗi đối tượng chi phí (tr.342/T2).

Chi phí hỗn hợp (Mixed costs) là các khoản chi phí bao gồm cả hai yếu tố biến phí và định phí (tr.348/T2).

Chi phí lãi vay (Interest cost) là số tăng trong một kỳ trong giá trị hiện tại của một nghĩa vụ tiền công đã xác định mà chúng phát sinh vì các khoản tiền công là của một kỳ gần hơn phải thanh toán (tr.486).

Chi phí nguyên liệu trực tiếp (Direct materials) của một đối tượng chi phí là chi phí nguyên liệu, theo đó số lượng nguyên liệu mà chúng có thể được xác định rõ ràng đối với một đối tượng chi phí theo một cách kinh tế nhất có thể thực hiện được, giá được tính theo đơn giá của nguyên liệu trực tiếp (tr.342/T2).

Chi phí nhân công trực tiếp (Direct labor cost) cho một đối tượng chi phí là số lượng lao động mà chúng có thể phân biệt rõ ràng với đối tượng chi phí theo một cách kinh tế nhất có thể thực hiện được, giá được tính theo đơn giá của lao động trực tiếp (tr.342/T2).

Chi phí sản xuất chung (Factory overhead/ FOH or production overhead) là tất cả các chi phí sản xuất gián tiếp và tất cả chi phí sản xuất ngoại trừ chi phí trực tiếp (tr.343/T2).

Chi phí sản xuất chung biến đổi (Variable production overheads) còn gọi là biến phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí điện nước cho sản xuất (tr.322).

Chi phí sản xuất chung cố định (Fixed production overheads/ Fixed factory overheads) hay định phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất gián tiếp, thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất, như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng nhà xưởng, và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất (tr.321).

Chi phí sản xuất chung (Factory overhead) là tất cả các chi phí gián tiếp ngoài các chi phí trực tiếp bao gồm nguyên liệu gián tiếp, nhân công gián tiếp, các chi phí dùng cho sản xuất như điện nước, điện thoại, vật rẻ tiền, chi phí khấu hao dùng cho nhà máy sản xuất, tiền thuê nhà xưởng, đất đai... và tất cả các chi phí khác dùng cho sản xuất không phải là nguyên liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp (tr.406/T2).

Chi phí thanh lý (Costs of disposal) là các chi phí tăng thêm trực tiếp liên quan đến việc thanh lý tài sản, nó không bao gồm chi phí tài chính và thuế thu nhập doanh nghiệp (tr.415).

Chi phí thời kỳ (Period costs) là các chi phí để hoạt động kinh doanh nhưng không bao gồm chi phí hàng tồn kho. Nó thường gồm hai khoản chi phí lớn là chi phí bán hàng, chi phí chung và hành chính (chi phí quản lý doanh nghiệp) (tr.344/T2).

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp)/ Tax expense (Tax income) là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ (tr.509).

Chi phí thuê trả trước (Prepaid rent) người cho thuê nhà, tài sản thường yêu cầu trả tiền trước. Tiền thuê trước này tạo nên một tài sản cho người đi thuê đó là quyền được sử dụng những tài sản thuê trong tương lai (tr.80).

Chi phí trả trước (Prepaid expenses) là số tiền chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra nhưng chưa ghi vào chi phí để tính lãi lỗ mà được ghi là một tài sản ngắn hạn. Hay nói một cách khác chi phí trả trước là phần chi phí chưa hết hiệu lực, về lý thuyết là một năm, nhưng trên thực tế có thể dài 2 – 3 năm (tr.311).

Chi phí trực tiếp (Direct cost) của một đối tượng chi phí là một khoản chi phí mà chúng để lại hoặc tạo ra những dấu vết cụ thể đối với đối tượng chi phí. Các chi phí này liên hệ trực tiếp đến số lượng và chất lượng của sản phẩm sản xuất ra. Nó thay đổi tỷ lệ thuận với số lượng, chất lượng sản phẩm sản xuất ra (tr.342/T2).

Chi phí trực tiếp khác (Other direct costs) là bất cứ chi phí nào mà chúng để lại dấu vết đối với từng sản phẩm riêng biệt- là chi phí trực tiếp của sản phẩm đó (tr.343/T2).

Chính phủ (Government) bao gồm chính phủ, các cơ quan đại diện của chính phủ và các cơ quan tương tự có thể là địa phương, quốc gia hay quốc tế (tr.382).

Chính sách bảo hiểm có điều kiện (A qualifying insurance policy) là một chính sách bảo hiểm được phát hành ra bởi một nhà bảo hiểm mà nó không phải là một bên liên quan (theo định nghĩa của IAS 24 trình bày các bên liên quan) của doanh nghiệp báo cáo, nếu khoản tiền của chính sách là:

  1. có thể được sử dụng chỉ để cho việc thanh toán hay tài trợ cho các khoản tiền công nhân viên theo một kế hoạch tiền công đã xác định; và
  2.  nó không sẵn sàng cho các chủ nợ của doanh nghiệp báo cáo (kể cả trường hợp doanh nghiệp bị phá sản) và không thể được trả cho doanh nghiệp báo cáo trừ khi:
  1. các khoản tiền này đại diện cho các tài sản dư ra mà chúng không cần đối với chính sách bảo hiểm để thỏa mãn tất cả các nghĩa vụ tiền công nhân viên liên quan; hoặc
  2. các khoản tiền này được trả lại cho doanh nghiệp báo cáo để bù đắp nó cho các khoản tiền công nhân viên đã được trả (tr.485). 

Chính sách kế toán (Accounting policies) là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính (tr.4/T2).

Chính sách kế toán bộ phận (Segment accounting policies) là các chính sách kế toán được áp dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn hoặc doanh nghiệp bao gồm cả chính sách kế toán liên quan đến lập báo cáo bộ phận (tr.22/T2).

Chu kỳ hoạt động (Operating cycle) của một doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khi mua nguyên vật liệu tham gia vào một quy trình sản xuất đến khi chuyển đổi thành tiền hoặc tài sản dễ chuyển đổi thành tiền (tr.203).

Chứng quyền hoặc Quyền chọn mua (Warrants or Options) là các công cụ tài chính mà nó cho phép người sở hữu nó có quyền mua cổ phiếu phổ thông theo một giá nhất định và trong một khoảng thời gian xác định trước (tr.36/T2).

Chứng từ ghi sổ (Vouchers) là các chứng từ do kế toán viên lập trong đó các định khoản Nợ, Có được ghi rõ ràng cho mỗi nghiệp vụ. Các chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào sổ nhật ký phải được kế toán trưởng (hay người ủy quyền) phê duyệt (tr.63).

Chứng từ gốc (Source documents) là chứng từ có mang những mệnh lệnh hay hướng dẫn để khởi xướng một giao dịch hoặc để ghi nhận thông tin về giao dịch đã phát sinh (tr.61).

Chứng từ nhật ký (Journal voucher) dùng để ghi các nghiệp vụ không liên quan đến thu hoặc chi tiền của công ty, như các bút toán về khấu hao, các bút toán nhập xuất kho hàng tồn kho mà không liên quan đến việc thu, chi tiền, các bút toán về chi phí chưa trả tiền, các bút toán điều chỉnh (tr.65).

Chuyển hóa sinh học (Biological transformation) bao gồm quá trình tăng trưởng, thoái hóa, sản xuất và sinh sản mà chúng tạo ra sự thay đổi về chất lượng hoặc số lượng trong một tài sản sinh học (tr.326).

Cổ phần phổ thông (Common stock/ Ordinary share) xem Cổ phiếu phổ thông.

Cổ phần ưu đãi (Preferred stock/ Preference share) Cổ phần ưu đãi gồm các loại: a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết; b) Cổ phần ưu đãi cổ tức; c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại; d) Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Cổ phần ưu đãi phổ biến nhất là cổ phần ưu đãi cổ tức. (tr.559).

Cổ phiếu ghi tên là cổ phiếu có ghi tên người sở hữu cổ phiếu và được đăng ký vào sổ sách của công ty. Nó chỉ có thể chuyển nhượng nếu được sự chấp nhận của Hội đồng quản trị công ty (tr.559).

Cổ phiếu không ghi tên là cổ phiếu không đề tên người sở hữu, ai giữ cổ phiếu trong tay người đó là chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng dễ dàng theo lối trao tay (tr.559).

Cổ phiếu phổ thông (Ordinary shares or common stocks) là một công cụ vốn chủ sở hữu mà chúng đảm bảo cho các loại công cụ vốn chủ sở hữu khác (cổ phiếu ưu đãi) (tr.36/T2).

Cổ phiếu phổ thông tiềm năng (Potential ordinary shares) là một loại công cụ tài chính hoặc một hợp đồng mà nó có thể được quyền chuyển thành các cổ phiếu phổ thông, như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi (tr.36/2T).

Cổ phiếu ưu đãi không luỹ kế (non-cumulative preference shares) là loại cổ phiếu mà nếu trong một kỳ kế toán năm nào đó công ty bị lỗ hoặc một lý do khác mà công ty không thông báo trả cổ tức cho người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi thì số cổ tức này sẽ không được chuyển sang các kỳ sau để chi trả (tr.37/T2).

Cổ phiếu ưu đãi luỹ kế (Cumulative preference shares) là loại cổ phiếu được bảo đảm thanh toán cổ tức, kể cả trong một số kỳ kế toán mà công ty không thông báo thanh toán hoặc chỉ thông báo thanh toán được một phần thì số cổ tức chưa thanh toán được cộng dồn và công ty phải trả số cổ tức này trước khi trả cổ tức của cổ phiếu phổ thông (tr.3T2).

Cơ sở dồn tích (Accrual basis) các ảnh hưởng của các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận khi chúng phát sinh hay xảy ra (occur) (không phải khi thu và chi tiền hay vật tương đương như tiền) và nó được ghi chép trong các sổ sách kế toán và được báo cáo trong các báo cáo tài chính cho các kỳ mà chúng liên quan (tr.181).

Cơ sở ở nước ngoài (Foreign entity) là một tổ chức ở nước ngoài, mà các hoạt động của nó là một phần độc lập đối với doanh nghiệp lập báo cáo (tr.626).

Cơ sở phân bổ chi phí (Cost-allocation base) là một khoản (mục) điều khiển phí (Cost driver) mà chúng được sử dụng cho việc phân bổ các chi phí (tr.366/T2).

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả (Tax base of an asset or liability) là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp (tr.511).

Công cụ tài chính (Financial instrument) là bất cứ một hợp đồng nào mà chúng làm tăng một tài sản tài chính của một tổ chức và một khoản nợ tài chính hoặc công cụ vốn chủ sở hữu của tổ chức khác (tr.36/T2).

Công cụ vốn chủ sở hữu (Equity intrusment) là bất cứ một hợp đồng nào mà chúng có bằng chứng một khoản lợi ích còn lại trong các tài sản của một thực thể (tổ chức) sau khi trừ đi tất cả các khoản nợ của nó (tr.36/T2).

Cộng dồn chi phí (Cost accumulation) là việc thu thập các chi phí theo việc phân loại theo bản chất của nó như nguyên liệu, nhân công hoặc theo các hoạt động được thực hiện như quá trình đặt hàng hay quá trình máy hoạt động (tr.340/T2).

Công ty cổ phần (Joint-stock company/ Corporation) là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp” (tr.555).

Công ty con (Subsidiary) là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ) (tr.104/T2).

Công ty hợp danh (Partnership) là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (tr.552).

Công ty liên kết (Associate) là công ty trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là công ty con hoặc công ty liên doanh của nhà đầu tư (tr.188/T2).

Công ty mẹ (Parent/ Holding company) là công ty có một hoặc nhiều công ty con (tr.104/T2).

Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited liability company) là doanh nghiệp, trong đó: a) Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; b) Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; c) Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật (tr.554).

Đại hội đồng cổ đông (General shareholders meeting) là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty cổ phần quyết định mọi hoạt động của công ty, các cơ quan khác như Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát chỉ là cơ quan được ủy quyền tạm thời trong một thời gian (tr.558).

Đầu tư dài hạn (non-current or long-term investments) bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu mà nhà đầu tư hy vọng sẽ nắm giữ nó dài hơn 12 tháng tới kể từ ngày của bảng cân đối kế toán hay nói một cách khác nó không sẵn sàng cho việc bán ngay và kể cả bất động sản đầu tư (tr.613).

Đầu tư gộp trong hợp đồng thuê (Gross investment in the lease) là tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu theo hợp đồng thuê tài chính (đối với bên cho thuê) cộng giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo (tr.491).

Đầu tư ngắn hạn (short-term investments-hay còn gọi là chứng khoán có thể bán (marketable securities) là các tài sản ngắn hạn (current assets). Nó có tính thanh khoản cao (liquid), dễ dàng chuyển đổi thành tiền, và nhà đầu tư dự định chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 12 tháng tới (tr.613).

Đầu tư thuần tại một cơ sở ở nước ngoài (Net investment in a foreign entity) là phần vốn của doanh nghiệp báo cáo trong tổng tài sản thuần của cơ sở nước ngoài đó (tr.626)

Đầu tư thuần trong hợp đồng thuê tài chính (Net investment in the lease) là số chênh lệch giữa đầu tư gộp trong hợp đồng thuê tài chính và doanh thu tài chính chưa thực hiện (tr.491).

Đầu tư thương mại/ kinh doanh (Trading investments) là khoản đầu tư chứng khoán để bán trong tương lai gần, có thể là ngày, tuần hay vài tháng, với ý định để kiếm lời từ việc bán nhanh (tr.613).

Đầu tư/ Chứng khoán sẵn-sàng-để-bán (Available-for-sale investments) là các khoản đầu tư thấp hơn 20% vốn chủ sở hữu vào công ty được đầu tư nhưng không phải là các khoản đầu tư thương mại (trading investments) (tr.613).

Điểm chia tách (Split-off point) là điểm trong sản xuất nơi mà các sản phẩm chung trở nên có thể nhận diện riêng biệt (tr.383/T2).

Điều chỉnh hồi tố (Retrospective restatement) là việc điều chỉnh những ghi nhận, xác định giá trị và trình bày các khoản mục của báo cáo tài chính như thể các sai sót của kỳ trước chưa hề xảy ra (tr.4/T2).

Điều kiện để ghi nhận doanh thu bán hàng (Sales revenue): Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau: (a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; (b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; (c) Số tiền doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; (e) Các chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng có thể xác định được một cách đáng tin cậy (tr.114).

Điều kiện ghi nhận doanh thu dịch vụ (Service revenue): Kết quả (outcome) của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn điều kiện sau: (a) Số tiền doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; (c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán; (d) Chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó có thể đo lường một cách đáng tin cậy (can be measured reliably) (tr.115).

Định phí (Fixed costs/ Fixed expenses) là chi phí không đổi về tổng số dù có sự thay đổi về mức độ hoạt động trong một phạm vi phù hợp (tr.347/T2).

Định phí cam kết (Committed fixed costs) là các chi phí có liên quan tới máy móc thiết bị và các cấu trúc tổ chức cơ bản của một công ty, thông thường nó được coi là chi phí không thể cắt bỏ được (tr.347/T2).

Định phí tùy ý/ không bắt buộc (Discretionary fixed costs) là các định phí phát sinh từ các quyết định hàng năm của cấp quản lý nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Chúng thường không có mối liên hệ rõ ràng với các mức độ của khả năng hay hoạt động đầu ra như chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu và phát triển (tr.347/T2).

Đo lường (Measurement) là quá trình xác định số tiền của các yếu tố của các báo cáo tài chính được ghi nhận và trình bày trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả (tr.191).

Doanh nghiệp (Business entity) là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (tr.551).

Doanh nghiệp tư nhân (Sole trader) có đặc điểm là một cá nhân làm chủ, chủ doanh nghiệp đứng tên toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của doanh nghiệp (tr.552).

Doanh thu (Revenue) là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu (tr.19/T2).

Doanh thu bộ phận (Segment revenue) là doanh thu trình bày trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho bộ phận, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài và doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho bộ phận khác của doanh nghiệp (tr.20/T2).

Doanh thu tài chính chưa thực hiện (Unearned finance income) là số chênh lệch giữa tổng khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cộng giá trị còn lại không được đảm bảo trừ giá trị hiện tại của các khoản trên tính theo tỷ lệ lãi suất ngầm định trong hợp đồng thuê tài chính (tr.492).

Doanh thu tính thuế (Taxable revenue) là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền (tr.506).

Đời hữu ích ước tính (Estimated useful life) là độ dài của dịch vụ mà doanh nghiệp hy vọng nhận được từ tài sản, đời hữu ích có thể diễn đạt bằng số năm, hoặc số đơn vị của đầu ra (tr.388).

Đối tượng chi phí (Cost object) là một sản phẩm, dự án, tổ chức, một mục đích mà các chi phí được tập hợp, đo lường và tính toán (tr.342/T2).

Đơn vị báo cáo/ Thực thể (Accounting entity) là một đơn vị kế toán riêng biệt hoặc một tập đoàn bao gồm công ty mẹ và các công ty con phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật (tr.108/T2).

Đơn vị tạo nên tiền (Cash generating unit) là nhóm nhỏ nhất của tài sản có thể nhận dạng được mà qua chúng các dòng tiền độc lập có thể nhận dạng và đo lường được (tr.417).

Đơn vị tiền tệ kế toán (Reporting currency)/ Tiền tệ báo cáo là đơn vị tiền tệ được sử dụng chính thức trong việc ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính (tr.626).

Đồng kiểm soát (Joint control) là quyền cùng chi phối của các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng (tr.206/T2).

Dự đoán chi phí (Cost prediction) là áp dụng việc đo lường chi phí đối với các mức độ hoạt động tương lai ước tính để dự đoán các chi phí tương lai (tr.350/T2).

Dự phòng (A provision) là khoản nợ phải trả không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian (tr.647).

EBIT/ Lãi trước lãi vay và thuế là khoản lãi của công ty từ các hoạt động kinh doanh thông thường trước thuế và trước khoản chi phí lãi vay (tr.302/T2).

EPS cơ bản (Basic EPS) là lãi thuần trên mỗi cổ phiếu, được tính theo công thức: 

EPS cơ bản =

Tổng lãi/ (lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông

Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ (tr.37/T2).

 

GAAP Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung là tất cả các quy định (rules) từ các nguồn khác nhau, mà chúng chi phối công việc kế toán (govern accounting) và được thực tế kế toán chấp nhận ở một thời điểm nào đó (tr.25).

Ghi Có (Credit) một tài khoản là ghi một số tiền vào bên Có tức “bên phải”của tài khoản đó (tr.51).

Ghi nhận (Recognition). Quá trình kết hợp chặt chẽ trong bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo kết quả kinh doanh một khoản mục mà nó thỏa mãn định nghĩa của một yếu tố và thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây cho việc ghi nhận:

(a) Có thể bất cứ một lợi ích kinh tế tương lai gắn liền với khoản mục đó sẽ tăng lên hoặc giảm xuống từ đơn vị hay doanh nghiệp;

(b) Khoản mục đó có chi phí hoặc giá trị mà chúng có thể được đo lường một cách đáng tin cậy (tr.190).

Ghi Nợ (Debit) một tài khoản là ghi một số tiền vào bên Nợ tức “bên trái” của tài khoản đó (tr.51).

Giá bán thuần (Net selling price) là số tiền được hưởng từ việc bán một tài sản trong một giao dịch giữa các bên không liên quan, có hiểu biết và sẵn sàng trừ đi các chi phí thanh lý (tr.414).

Giả định tiếp tục hoạt động (Going concern): Việc ghi chép kế toán được đặt trên giả thiết là đơn vị sẽ tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất là không bị giải thể trong tương lai gần (thường là 12 tháng) (tr.27).

Giá gốc (Historical cost). Các tài sản (assets) được ghi nhận theo giá trả bằng tiền ngay hay các khoản tương đương tiền (cash or cash equivalance paid) hoặc theo giá trị hợp lý (fair value) của tài sản đó vào thời điểm mua chúng. Các khoản nợ phải trả (liabilities) được ghi nhận theo số tiền phải trả trong việc trao đổi nghĩa vụ, hoặc trong một số trường hợp (ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp), theo giá trị trả bằng tiền ngay hay các khoản tương đương tiền hy vọng được trả để thanh toán nợ phải trả trong quá trình kinh doanh bình thường (tr.191).

Giá phí hiện hành (Current cost) là giá trị trả bằng tiền ngay hoặc các khoản tương đương tiền mà chúng phải được trả nếu một tài sản giống hay tương đương như vậy được mua ở thời điểm hiện tại (tr.191).

Giá phí hợp nhất kinh doanh (Cost of acquisition) bao gồm giá trị hợp lý tại ngày diễn ra trao đổi của các tài sản đem trao đổi, các khoản nợ phải trả đã phát sinh hoặc đã thừa nhận và các công cụ vốn do bên mua phát hành để đổi lấy quyền kiểm soát bên bị mua, cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến việc hợp nhất kinh doanh (tr.447).

Giá thành (chi phí) sản phẩm (Product costs) là chi phí hay giá vốn của hàng hóa mua vào (trong doanh nghiệp thương mại) và giá thành sản phẩm sản xuất ra (trong doanh nghiệp sản xuất) để bán. Chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung (tr.344/T2).

Giá thành dịch vụ (Service costing) là một phương pháp giá thành liên quan đến việc thiết lập các giá thành (chi phí) của việc cung cấp các dịch vụ, không phải cho các sản phẩm hữu hình được sản xuất ra (tr.417/T2).

Giá thành sản xuất toàn bộ (Full production cost) là tổng của chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí chế biến. Trong công ty sản xuất nó còn được gọi là chi phí hàng tồn kho hay chi phí sản phẩm (tr.343/T2).

Giá thành theo công việc (Job-order costing/ Job costing) là phương pháp phân bổ chi phí vào các sản phẩm mà chúng sẵn sàng nhận diện bởi các đơn vị hay từng đơn hàng riêng biệt, mỗi đơn vị sản phẩm hay đơn hàng yêu cầu mức độ khác nhau về công sức và kỹ năng (tr.396/T2).

Giá thành theo quá trình (Process costing) là một hệ thống để xác định giá thành của sản phẩm được sản xuất hàng loạt trong một trật tự liên tục của các bước được gọi là quá trình (tr.431/T2).

Giá thành thông thường (Normal costing) là một hệ thống giá thành trong đó chi phí sản xuất chung được phân bổ trên cơ sở trung bình hay bình thường, để có được sự đại diện hay đánh giá hàng tồn kho bình thường (tr.409/T2).

Giá thành toàn bộ (Full cost) của một sản phẩm là tổng chi phí của tất cả các yếu tố chi phí hàng tồn kho hay chi phí sản xuất toàn bộ và chi phí không sản xuất (tr.343/T2).

Giá thành toàn bộ hay Chi phí toàn bộ (Full cost) là tất cả các nguồn lực được sử dụng cho một đối tượng chi phí. Chi phí toàn bộ của một đối tượng chi phí là tổng của chi phí trực tiếp cho nó và một phần hợp lý của các chi phí gián tiếp được phân bổ hay sử dụng (tr.343/T2).

Giá trị có thể thu hồi (Recoverable amount) là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ việc sử dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng (tr.374).

Giá trị có thể thực hiện (Realisable value) là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền mà hiện tại chúng có thể có được bằng việc bán một tài sản trong việc thanh lý gọn gàng (tr.191).

Giá trị còn lại của tài sản cho thuê (Residual value) (hay giá trị thanh lý) là giá trị ước tính ở thời điểm khởi đầu thuê tài sản mà bên cho thuê dự tính sẽ thu được từ tài sản cho thuê vào lúc kết thúc hợp đồng cho thuê (tr.491).

Giá trị còn lại của tài sản thuê được đảm bảo (Guaranteed residual value): a) Đối với bên thuê là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên liên quan với bên thuê đảm bảo thanh toán cho bên cho thuê (Giá trị đảm bảo là số tiền bên thuê phải trả cao nhất trong bất cứ trường hợp nào). b) Đối với bên cho thuê là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được bên thuê hoặc bên thứ ba có khả năng tài chính không liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán (tr.491).

Giá trị còn lại của tài sản thuê không được đảm bảo (Unguaranteed residual value) là phần giá trị còn lại của tài sản thuê được xác định bởi bên cho thuê không được bên thuê hoặc bên liên quan đến bên thuê đảm bảo thanh toán hoặc chỉ được một bên liên quan với bên cho thuê, đảm bảo thanh toán (tr.491).

Giá trị đến hạn (Maturity value) là tổng số tiền gốc và lãi suất đến hạn vào ngày đến hạn của thương phiếu (tr.301).

Giá trị ghi sổ/ Giá trị



thuật ngữ kế toán việt anh -

saonambm.com, Công ty Cổ phần Tư Vấn Sao Nam; ke toan quan tri, quan tri tai chinh, kế toán tài chính, kế toán quốc tế IFRS, so sanh ke toan viet nam va quoc te, các lỗi của kế toán Việt Nam, các lỗi của quản tri tài chính; lập dự án đầu tư, huy động vốn;

saonambm.com, Công ty Cổ phần Tư Vấn Sao Nam; ke toan quan tri, quan tri tai chinh, kế toán tài chính, kế toán quốc tế IFRS, so sanh ke toan viet nam va quoc te, các lỗi của kế toán Việt Nam, các lỗi của quản tri tài chính; lập dự án đầu tư, huy động vốn;

saonambm.com, Công ty Cổ phần Tư Vấn Sao Nam; ke toan quan tri, quan tri tai chinh, kế toán tài chính, kế toán quốc tế IFRS, so sanh ke toan viet nam va quoc te, các lỗi của kế toán Việt Nam, các lỗi của quản tri tài chính; lập dự án đầu tư, huy động vốn;

saonambm.com, Công ty Cổ phần Tư Vấn Sao Nam; ke toan quan tri, quan tri tai chinh, kế toán tài chính, kế toán quốc tế IFRS, so sanh ke toan viet nam va quoc te, các lỗi của kế toán Việt Nam, các lỗi của quản tri tài chính; lập dự án đầu tư, huy động vốn;
saonambm.com, Công ty Cổ phần Tư Vấn Sao Nam; ke toan quan tri, quan tri tai chinh, kế toán tài chính, kế toán quốc tế IFRS, so sanh ke toan viet nam va quoc te, các lỗi của kế toán Việt Nam, các lỗi của quản tri tài chính; lập dự án đầu tư, huy động vốn;
lên đầu trang