Thư mời tham gia khóa đào tạo: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ QUỐC TẾ (Management Accounting)
Kính gửi: Nhà quản trị các cấp, các chuyên viên kế toán, tài chính,
- “Cái mà các doanh nghiệp (DN) Việt Nam (VN) thiếu nhất là hệ thống Kế Toán Quản Trị (KTQT) chứ không phải kỹ thuật hay vốn để DN có thể hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững” đó là ý kiến của nhiều chủ DN như Ông Tống Cường, Chủ tịch CT Sản Xuất Hiệp Phước Thành trong cuộc khảo sát của Chủ tịch hội các DN hỗ trợ TP HCM. Tại sao vậy?
- Nhiều DN VN dùng thông tin từ hệ thống Kế toán tài chính (KTTC), Kế toán thuế (vốn được thiết kế cho người ngoài DN), để ra quyết định và quản trị DN. Do vậy DN không có được các thông tin chính xác về giá thành, lãi biến phí, lãi trực tiếp, lãi có thể kiểm soát của từng sản phẩm, ngành hàng, kênh, vùng bán, khách hàng để các cấp quản trị ra quyết định, nên DN có thể mất nhiều đơn hàng, mất doanh thu, lãng phí mà không biết, sai chiến lược sản phẩm, thị trường và đầu tư sai.
- KTQT là một công cụ thiết yếu giúp làm tăng khả năng ra các quyết định kinh tế hiệu quả của các nhà quản trị nội bộ để hoàn thành mục tiêu của tổ chức và gắn liền với tương lai của tổ chức. Bởi vậy KTQT không chỉ cần thiết cho các nhà Tài chính, Kế toán mà nó còn vô cùng thiết yếu cho các cấp quản trị từ chủ tịch, tổng giám đốc đến các trưởng bộ phận chức năng khác.
- Theo khảo sát của chúng tôi với giới chủ DN, nhu cầu KTQT ở VN là rất lớn và đang thiếu trầm trọng. Người làm KTQT luôn được trả lương cao hơn nhiều, thậm chí tính theo lần so với KTTC.
Hân hạnh mời Anh/Chị tham gia khóa đào tạo: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (Management Accounting)
Khai giảng: Ngày 16/4/2022; Thời gian học: 4 ngày thứ 7 và 1 tuần làm bài kiểm tra cuối khóa ở nhà.
Thời gian: Sáng 9AM - 12PM, Chiều: 1:30PM - 4:30PM
Học trên lớp: 8 buổi online/ hoặc trực tiếp tại VACPA 138 Nguyễn thị Minh Khai, Q3, TP HCM,
Tổ chức bởi: Công ty Cổ phần Tư Vấn SaoNam, CTy hàng đầu về đào tạo và tư vấn KTQT.
Giảng Viên: TS Trần Xuân Nam (Oxford DBA), với hơn 35 năm kinh nghiệm (xem chi tiết ở dưới)
MỤC TIÊU KHÓA ĐÀO TẠO:
- Kết hợp học thuật chuẩn quốc tế (Harvard, CMA, CIMA, ACCA) các khái niệm, nguyên tắc, phương pháp, các hệ thống KTQT với các bài tập tình huống thực tế từ đơn giản đến nâng cao và “các thực tế tốt nhất” (Best practices), giúp người học giải quyết tốt nhất các tình huống thực tế tại DN mình.
- Hiểu các sai sót, hạn chế trong hệ thống KTQT, KTTC và quản trị của nhiều DN VN để tránh.
AI NÊN THAM DỰ: - Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch, (Tổng) Giám đốc, Trợ lý TGĐ, Các “sếp” chức năng: Marketing, Bán hàng, Sản xuất, Kế hoạch, Cung ứng, Nhân sự, IT, Dự án; - Giám đốc Tài chính, Kế toán trưởng, Trưởng phó phòng và chuyên viên tài chính, kế toán, KTQT.
LỢI ÍCH KHÓA HỌC. Sau khi kết thúc khóa học, người học có thể: (Chi tiết ở phần sau)
HỌC PHÍ TRỌN KHÓA | ONLINE | OFFLINE (Trực Tiếp) |
Học phí trọn khóa | 4.600.000đ/Người | 6.900.000đ/Người |
Nhóm 3-5 học viên đăng ký và đã đóng tiền | 4.000.000đ/Người | 6.200.000đ/Người |
(giá trên chưa gồm phí VAT 8%)
- Đóng tiền trước 18/3/2022: Giảm 5% giá đã chiết khấu cả online và offline.
- Đóng tiền trước 23/3/2022: Giảm 3% giá đã chiết khấu cả online và offline.
Vì khóa học giới hạn học viên, ưu tiên người đăng ký và nộp tiền trước!
ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC: Ms Trang ĐT/ Zalo: 0909 928 525, email: Trangtm@saonambm.com
Hoặc Mr Đạt ĐT/Zalo 0937 244 147, email: Datnt@saonambm.com
THÔNG TIN CHUYỂN TIỀN. Người thụ hưởng: Công Ty Cổ Phần Tư Vấn SaoNam
TK 102 633 4903 Ngân hàng VCB, Chi nhánh Kỳ Đồng
TK 060 122 747 525 Ngân hàng Sacombank, Sở giao dịch trung tâm (TP HCM)
ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC HỌC VIÊN:
Ông Phan Khắc Long, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Phan Vũ: Tôi đã học 3 khóa KTQT, nhưng lần này tôi mới thực sự hiểu, bởi Thầy luôn bắt đầu từ các khái niệm chuẩn quốc tế, dẫn dắc bằng các ví dụ súc tích, dễ hiểu và rất thực tế. Ví dụ như việc ứng dụng khái niệm Lãi biến phí trong các quyết định bán hàng, các đơn hàng đặc biệt. Chúng tôi muốn làm hệ thống ngân sách tổng thể và hệ thống các báo cáo quản trị theo chuẩn quốc tế để kiểm soát các hoạt động quan trọng, thấy được trách nhiệm của từng bộ phận là bao nhiêu trong số chênh lệch giữa lãi thực tế và kế hoạch trong kỳ nhằm có các hành động điều tra, kế hoạch hành động, điều chỉnh cho các kỳ tới tốt hơn.
Bà Ngô Thị Thu Trang, Nguyên PTGĐ kiêm Giám đốc Tài chính Vinamilk: Cám ơn thầy đã chỉ ra những chỗ sai lầm, hạn chế trong hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị của các DN VN, trong đó có chúng tôi. Ngay ngày mai chúng tôi sẽ thay đổi hệ thống kế toán tài chính và kế toán quản trị theo hướng dẫn của thầy và sử dụng các khái niệm mới về lãi biến phí (Contribution margin), lãi có thể kiểm soát để các nhà quản trị có thể ra các quyết định kinh doanh và quản trị tốt hơn.
Anh PTGD Vinatex (xin được không nêu tên): trước khi học khóa này, tôi thường nói lý nhí trong các cuộc họp, không giám nói to vì không biết mình nói có đúng không. Sau khi học khóa này, tôi luôn nói to, dõng dạc vì tôi biết mình đang nói đúng.
VÀI LỜI VỀ GIẢNG VIÊN
TUV Đức, LCCI của Anh, VACPA, CFO VietNam. Ông đào tạo và tư vấn KTQT cho nhiều DN ở Việt Nam như Vingroup, Toyota, PVPower, EVN, Nhựa Duy Tân, Y tế Phương Đông, Nhôm ALP... Ông là tác giả của một số sách Kế toán phổ biến nhất VN như “Kế toán Tài chính, Quản trị và Giá thành”, “Kế toán quốc tế”, và đặc biệt là cuốn “Kế toán tài chính” xuất bản 2010, được tái bản nhiều lần và được bạn đọc Web Kế toán bình chọn là sách kế toán thành công nhất từ trước tới nay.
QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI HỌC. Người học được:
CHÍNH SÁCH HỌC BÙ/ HỌC LẠI:
LỢI ÍCH KHÓA ĐÀO TẠO (Chi tiết):
Giúp người học thấu hiểu, thực hành được các hệ thống KTQT quốc tế và hiểu được một số thiếu sót của kế toán, tài chính VN. Người học có thể tạo được hệ thống thông tin quản trị, báo cáo quản trị theo chuẩn quốc tế “World Class”. Người học có thể:
1. Thu thập thông tin phù hợp và ra các quyết định về marketing, bán hàng, sản xuất…
- Thấu hiểu thế nào là thông tin phù hợp để ra quyết định. Biết sử dụng các khái niệm biến phí, định phí, lãi biến phí (contribution margin hay variable margin); chi phí trực tiếp, gián tiếp, lãi trực tiếp; Chi phí có thể kiểm soát và không thể kiểm soát, Chi phí có thể bỏ và không thể bỏ, lãi có thể kiểm soát để ra các quyết định kinh doanh tốt nhất phù hợp với tình huống thực tế.
- Ra các quyết định giá bán phù hợp, quyết định chấp nhận hay không các đơn hàng đặc biệt như xuất khẩu, đầu thầu, khách hàng sử dụng nội bộ… dựa trên các khái niệm lãi biến phí để tối đa hóa lãi.
- Hủy bỏ hay thêm sản phẩm, dịch vụ hoặc bộ phận để tối đa hóa giá trị cổ đông.
- Sử dụng tối đa các nguồn lực có giới hạn khi Công ty bị giới hạn về bán hàng hay nguồn cung.
- Quản trị doanh thu, lãi đa chiều: theo sản phẩm, nhãn hàng, Packsize, kênh, vùng, nguồn hàng…
- Sử dụng giá thành mục tiêu để cải tiến việc thiết kế, sản xuất sản phẩm đạt được lãi mục tiêu.
- Quyết định tự làm hay thuê ngoài sản xuất và việc sử dụng các thiết bị (còn dư công suất).
- Quyết định bán hay chế biến tiếp để tối đa hóa lợi nhuận DN.
- Quản trị chi phí đa chiều cho nhiều mục đích khác nhau. (1) theo bản chất các khoản mục chi phí, (2) theo các hoạt động, theo người chịu trách nhiệm của từng trung tâm chi phí, các chức năng, (3) theo đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ cho các quyết định chiến lược sản phẩm, giá bán và đầu tư; (4) theo thời gian để so sánh giữa thực hiện với kế hoạch, quá khứ cũng như so với các đối thủ cạnh tranh để có các hành động điều chỉnh phù hợp.
2. Lập kế hoạch và kiểm soát (Planning & Controlling)
- Hiểu và thực hành hai chức năng cơ bản của nhà quản trị là Lập kế hoạch và Kiểm soát. Hiểu các mô hình quản trị DN phổ biến và thành công trên thế giới như OGSM gồm (1) Mục tiêu (Objectives), (2) Chỉ tiêu (Goals), (3) Chiến lược hành động (Strategies) và (4) Đo lường (Measures). Xác định các chỉ tiêu trọng yếu cần đo - KPIs trên các khía cạnh (1) Tài chính, (2) Khách hàng, (3) Quá trình nội bộ và (4) học hỏi và tăng trưởng, và đo lường nó định kỳ hàng tháng, quý cho quản trị nhân sự.
- Lập dự báo bán hàng và ngân sách tổng thể hàng năm, chia theo tháng. Chuẩn bị việc lập ngân sách; Lập dự báo bán hàng theo các mô hình; Ngân sách bán hàng và thu tiền: Ngân sách đầu tư; Ngân sách chi phí bán hàng; Chi phí quản lý chung; Ngân sách sản xuất; Ngân sách nguyên liệu trực tiếp hoặc mua hàng; Nhân công trực tiếp; Biến phí và định phí sản xuất chung; Ngân sách giá thành SP, giá vốn hàng bán; Ngân sách dòng tiền; và các Báo cáo tài chính ngân sách cho từng tháng và năm.
- Lập ngân sách linh hoạt (Flexible budget) và phân tích chênh lệch (Variance Analysis); Xây dựng Hệ thống Kiểm soát Quản trị (Management Control Systems), Kế toán trách nhiệm (Responsibility Accounting) và quản trị việc thực hiện (Performance Management). Đo lường các hoạt động quan trọng của DN, của các khối, phòng ban. Các chênh lệch giữa thực hiện với ngân sách và quá khứ được tính ra chi tiết. Các chênh lệch lớn cần được điều tra để tìm nguyên nhân gốc rễ và đưa ra các hành động chỉnh sửa, ngăn ngừa. Phân tích tại sao DN (không) đạt kế hoạch lợi nhuận là do các yếu tố nào? Ai phải chịu trách nhiệm? và bao nhiêu? chi tiết (1) Do lượng bán; (2) giá bán; (3) do giá vốn hàng bán; hoặc (4) Nguyên liệu trực tiếp; (5) Nhân công trực tiếp; (6) Biến phí sản xuất chung; (7) Biến phí bán hàng; (8) Định phí sản xuất chung; và (9) Định phí bán hàng và Định Phí quản lý?
3. Tính các loại giá thành sản phẩm (Product Costing) và quản trị sản xuất theo chuẩn quốc tế.
- Thực tế kế toán ở nhiều DN VN vẫn còn có sự khác biệt đáng kể so với các chuẩn quốc tế (IFRS) do chế độ kế toán VN, do thói quen, hay do đào tạo. Nên rất nhiều DN xảy ra tình trạng các yếu tố đầu vào của sản xuất không đổi, nhưng do lượng sản xuất thay đổi giữa các tháng làm giá thành SP thay đổi rất lớn giữa các tháng, dẫn đến tỷ lệ lãi gộp thay thay đổi lớn. Nếu giá thành các SP thay đổi lớn, làm sao nhà quản trị ra được các quyết định chiến lược sản phẩm, giá bán SP và quyết định đầu tư vào sản phẩm nào, thị trường nào? Vấn đề này được KTQT quốc tế xử lý ra sao?
- Hiểu bản chất và thực hành các nguyên tắc phân bổ chi phí chung và cách tính giá thành SP theo chuẩn quốc tế để hỗ trợ cho việc ra các quyết định kinh doanh và quản trị sản xuất. KTQT quốc tế và các thực tế tốt nhất có thể khác xa so với đào tạo của các trường học VN và thực tế tại nhiều DN.
- Hiểu và và sử dụng tốt chín loại giá thành (GT) trong các tình huống khác nhau gồm (1) GT theo đơn hàng (Job Order Costing), (2) GT theo quá trình (Process Costing), (3) GT biến phí (Variable Costing), (4) GT hấp thụ (Absorption Costing), (5) GT truyền thống (Traditional Costing), (6) GT trên cơ sở hoạt động (Activity-Based Costing), (7) GT thực tế (Actual Costing), (8) GT thông thường (Normal Costing), và (9) GT định mức (Standard Costing).
4. Lập, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư.
Người học thấu hiểu và thực hành được:
- Các bước lập dự án (Steps in the process); Nguyên tắc lập các dòng tiền liên quan của một dự án (The relevant cash flows); Kỹ thuật tính chỉ số tài chính, tiêu chuẩn lựa chọn (Capital budgeting techniques) như: Thời gian thu hồi vốn (Payback period); Giá trị hiện tại ròng (Net present value- NPV); Tỷ suất hoàn vốn (lãi) nội bộ (Internal Rate of Return – IRR); Chỉ số sinh lời (Profitbility Index) và biết dùng phương pháp đánh giá nào tốt hơn (Which approach is better?)
- Chi phí vốn và cách tính chi phí vốn bình quân (The Cost of Capital & WACC); Lựa chọn các cơ hội, dự án đầu tư theo chi phí biên của vốn (Marginal cost of capital and investment decisions).
- Người học hiểu các sai lầm phổ biến ở DN VN trong kỹ thuật xác định dòng tiền dự án, NPV, IRR.
Trân trọng & cám ơn, TS Trần Xuân Nam,
CEO SaoNam Consulting Corp,
email: Namtx@saonambm.com;